Ngành cơ khí là gì? Học ngành cơ khí ra làm gì?

Ngành cơ khí là gì? Học ngành cơ khí ra làm gì?

Thủy lực trong tầm tay

Ngày đăng: 12/07/2024 10:41 PM

    Ngành cơ khí là gì?

    Cơ khí là ngành học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Muốn máy móc và các thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm hoạt động tốt thì cần đến sự tham gia của kỹ sư cơ khí. Vậy ngành cơ khí là gì? Ngành cơ khí là khối ngành liên quan đến việc ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vào quá trình thiết kế, bảo trì, chế tạo, bảo dưỡng những loại máy móc nằm trong hệ thống cơ khí phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất. 

    Hiểu đơn giản thì ngành cơ khí là ngành học liên quan đến việc tìm hiểu những thứ liên quan đến chế tạo, quản lý và sửa chữa những sản phẩm cơ khí. Cụ thể thì những sản phẩm cơ khí chính là những động cơ trong các trang thiết bị điện tử. Nhìn chung thì ngành cơ khí có nhiều tiềm năng với cơ hội việc làm rộng mở cả ở hiện tại và tương lai. 

    Ngành cơ khí học trường nào?

    Tại Việt Nam có khá nhiều trường tuyển sinh ngành cơ khí, trong đó những trường Cao đẳng và Đại học có chất lượng đào tạo tốt với tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm nhanh chóng phải kể tới là: 

    • Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
    • Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM
    • Đại Học Bách Khoa Hà Nội
    • Đại Học Nha Trang
    • Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
    • Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM
    • Đại học Công Nghệ TPHCM - HUTECH
    • Đại Học Giao Thông Vận Tải ( Cơ sở Phía Bắc )
    • Đại học Hùng Vương - TPHCM
    • Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
    • Đại Học Cần Thơ, v.vv..
    Ngành cơ khí lấy bao nhiêu điểm?
    Ngành cơ khí lấy bao nhiêu điểm?

    >>> Xem thêm: Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành cơ khí

    Một số câu hỏi tuyển sinh ngành cơ khí

    Khá nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành cơ khí còn băn khoăn các câu hỏi như: ngành cơ khí thi khối nào, điểm chuẩn là bao nhiêu và học trường nào có chất lượng đào tạo tốt nhất. TopCV sẽ trả lời từng câu hỏi một. 

    Ngành cơ khí thi khối nào?

    Mỗi trường sẽ có một tiêu chí tuyển sinh theo khối riêng biệt đối với ngành cơ khí. Nhưng nhìn chung thì nếu bạn muốn theo đuổi ngành cơ khí, bạn nên học tốt các môn học thuộc khối tự nhiên. Phần lớn các trường Cao đẳng và Đại học ở Việt Nam đều tuyển sinh ngành cơ khí với các khối như: 

    • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
    • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
    • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
    • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

    Ngành cơ khí lấy bao nhiêu điểm?

    Ngành cơ khí, ngành kỹ thuật cơ khí, ngành kỹ sư cơ khí thường có điểm chuẩn từ 18 đến 25 điểm. Trong đó, ngưỡng điểm mà nhiều trường lựa chọn nhất là 22 điểm. Thực ra mỗi trường sẽ có một mức điểm chuẩn khác nhau, những trường top đầu thường có điểm khá cao, những trường tầm trung sẽ có điểm thấp hơn. 

    Tùy vào năng lực cá nhân cũng như nguyện vọng của bản thân mà bạn nên cân nhắc chọn trường cho phù hợp. Bên cạnh đó, cũng có những trường lựa chọn phương thức tuyển sinh xét tuyển học bạ THPT. Bạn không cần ứng tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia cũng có thể theo học ngành cơ khí.

    Mức lương ngành cơ khí

    Mức lương của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, khối lượng công việc, thâm niên làm việc, trình độ và kỹ năng, cấp bậc quản lý, v.vv.. 

    Theo Báo cáo tuyển dụng năm 2023, đối với sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có kinh nghiệm thì mức lương thường dao động từ 5 - 7 triệu đồng. Đối với những người giàu kinh nghiệm và nhiều kỹ năng thì mức lương có thể từ 8 đến 15 triệu đồng. 

    Học ngành cơ khí ra làm gì?

    Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí, bạn sẽ trở thành kỹ sư cơ khí làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp hoặc công ty cơ khí. Công việc chính của kỹ sư cơ khí thường là thiết kế bản vẽ, chế tạo, lắp đặt và bảo dưỡng các loại máy móc cơ khí. Ngoài ra, học ngành cơ khí cũng sẽ mở ra một loạt các cơ hội nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, một số vị trí bạn có thể đảm nhận như:

    • Quản lý dự án: Cơ khí sẽ có cơ hội trở thành quản lý dự án trong các công ty sản xuất và công trình xây dựng. Với vị trí quản lý, bạn sẽ tham gia quản lý tài nguyên, thời gian, và nguồn lực để đảm bảo dự án được hoàn thành đúng theo kế hoạch.
    • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển: Các kỹ sư cơ khí thường làm việc trong các phòng nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm và công nghệ mới, cải thiện hiệu suất sản phẩm, và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.
    • Kỹ sư sản xuất: Công việc chính của vị trí này là tham gia vào quá trình sản xuất hàng loạt sản phẩm, từ quá trình thiết kế sản phẩm cho đến quá trình sản xuất hàng loạt và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
    • Kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa: Người học cơ khí có thể làm việc trong lĩnh vực bảo trì và sửa chữa các thiết bị cơ khí, như máy móc công nghiệp, thiết bị điện tử, và hệ thống cơ khí khác.
    • Kỹ sư thử nghiệm và kiểm tra: Bạn sẽ tham gia vào việc thử nghiệm và kiểm tra sản phẩm để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của doanh nghiệp.
    • Kỹ sư tư vấn: Bên cạnh công việc kỹ sư cơ khí, bạn có thể làm việc cho các công ty tư vấn kỹ thuật, cung cấp dịch vụ tư vấn về thiết kế, sản xuất, và quản lý dự án cho các khách hàng khác nhau.
    • Giảng dạy và nghiên cứu: Nếu bạn có đam mê giảng dạy và nghiên cứu, bạn có thể theo đuổi sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu.